Cộng Tác Viên - Chiến lược Xây dựng Đội nhóm Bán hàng Nghìn Đơn (Part 1)

Cộng Tác Viên - Chiến lược Xây dựng Đội nhóm Bán hàng Nghìn Đơn
Cộng Tác Viên - Chiến lược Xây dựng Đội nhóm Bán hàng Nghìn Đơn


Cộng Tác Viên (CTV) - một mô hình, một cụm từ chắc hẳn không thể thiếu cũng như không còn xa lạ với những Anh/Chị đang kinh doanh online. Bởi lẽ, những tác dụng và lợi ích do mô hình CTV này mang lại là cực lớn. Quý Anh/Chị nào còn chưa hiểu mô hình Cộng Tác Viên là gì? Chiến lược để xây dựng và quản lý mô hình này như thế nào cho hiệu quả? Thì đừng lo, hãy tìm hiểu và phân tích cùng với Hoàng Quân Agency thông qua bài viết dưới đây nhé. 

I. Tư Duy Phân Tích.

1. Cộng Tác Viên là gì? Tại sao lại là mô hình CTV?

Cộng tác viên (CTV) là những người làm việc tự do, cộng tác làm việc với một doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân mà không cần phải đầu tư kinh phí hay di chuyển đến trụ sở công ty hàng ngày. Có thể nói, cộng tác viên là công việc phụ được nhiều người hoặc người đi làm sử dụng thời gian rảnh rỗi để kiếm thêm thu nhập.

Vậy, mô hình này có gì đặc biệt? Chúng ta có thể tóm gọn lại một số lý do cơ bản dưới đây:

Cộng Tác Viên là gì? Tại sao lại chọn mô hình CTV?
Cộng Tác Viên là gì? Tại sao lại chọn mô hình CTV?

    a. Tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng triệu người

 Mô hình Cộng Tác Viên tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng triệu người vì nó cho phép các cá nhân trở thành nhà phân phối độc lập của các công ty và thực hiện bán hàng trực tiếp cho khách hàng. Với mô hình này, những người tham gia có thể kiếm được thu nhập ổn định từ việc bán hàng và xây dựng mạng lưới kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, mô hình Cộng Tác Viên còn giúp các công ty tiếp cận được với các thị trường địa phương và tăng cường quan hệ khách hàng. Nhờ vào những lợi ích này, mô hình Cộng Tác Viên đã tạo ra công ăn việc làm ổn định cho hàng triệu người trên toàn thế giới.

    b. Phát triển nhanh hệ thống mạng lưới bán hàng

 Mô hình Cộng Tác Viên giúp phát triển nhanh hệ thống mạng lưới bán hàng vì có một số lợi ích như sau:


- Tăng tốc quá trình mở rộng thị trường: Với mô hình này, các công ty có thể mở rộng thị trường nhanh chóng bằng cách tìm kiếm và tuyển dụng các Cộng Tác Viên ở các khu vực mới. Điều này giúp công ty giảm chi phí quảng cáo và tiếp cận khách hàng nhanh hơn.

- Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường địa phương: Các Cộng Tác Viên là những người đã định cư và có mối quan hệ với các khách hàng trong địa phương. Vì vậy, họ có thể giúp các công ty tiếp cận và xây dựng mối quan hệ với khách hàng ở những vùng đất mà các công ty chưa thể tiếp cận trực tiếp.

- Tăng cường sự đam mê và cam kết của nhân viên: Các Cộng Tác Viên thường là những người đam mê kinh doanh và muốn xây dựng một mạng lưới bán hàng của riêng mình. Họ sẽ làm việc chăm chỉ và cam kết với mục tiêu của công ty, giúp công ty phát triển mạnh mẽ hơn.

- Giảm chi phí quản lý và đào tạo nhân viên: Với mô hình Cộng Tác Viên, các công ty không cần phải đầu tư nhiều vào chi phí quản lý và đào tạo nhân viên. Thay vào đó, các công ty chỉ cần cung cấp cho Cộng Tác Viên các sản phẩm, tài liệu và hỗ trợ cần thiết để họ có thể bán hàng hiệu quả.

Những lợi ích trên giúp mô hình Cộng Tác Viên phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng hơn những mô hình bán hàng truyền thống.

    c. Gia tăng tính cạnh tranh

 Mô hình Cộng Tác Viên giúp gia tăng tính cạnh tranh của mọi người bằng cách:


- Tiếp cận được với nhiều thị trường mới: Với mô hình Cộng Tác Viên, bạn có thể tiếp cận được với nhiều thị trường mới mà họ chưa có mặt. Thay vì phải đầu tư nhiều nguồn lực để mở rộng thị trường, bạn có thể tìm kiếm và tuyển dụng các Cộng Tác Viên ở những khu vực mới để tiếp cận khách hàng.

- Tăng cường quan hệ với khách hàng: Các Cộng Tác Viên là những người có mối quan hệ với khách hàng trong địa phương, điều này giúp các bạn có thể tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Đồng thời, bạn cũng có thể tận dụng mối quan hệ này để xây dựng thương hiệu và kênh bán hàng của mình.

- Giảm chi phí quảng cáo và tiếp thị: Với mô hình Cộng Tác Viên, bạn không cần phải đầu tư nhiều vào chi phí quảng cáo và tiếp thị. Thay vào đó, các Cộng Tác Viên sẽ làm việc để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng.

- Tăng cường tính cạnh tranh: Nhờ có mô hình Cộng Tác Viên, bạn có thể tăng cường tính cạnh tranh của mình trên thị trường bằng cách mở rộng kênh bán hàng và tăng cường quan hệ với khách hàng. Các Cộng Tác Viên cũng có lợi, bởi họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn và tận dụng mối quan hệ địa phương của mình để phát triển kinh doanh.

Vì vậy, mô hình Cộng Tác Viên là một trong những mô hình ngày càng được nhiều người ưa chuộng và lựa chọn cho việc phát triển kinh doanh của mình.

2. Điều kiện CẦN để phát triển mô hình CTV?

Ngoài những lợi ích mà chúng tôi đã phân tích bên trên. Thì để 1 mô hình Cộng Tác Viên vận hành được, bạn còn cần phải trang bị thêm cho bản thân mình một số điều kiện sau:

Điều kiện CẦN để phát triển mô hình CTV
Điều kiện cần để phát triển mô hình CTV

a. Kỹ năng training, dẫn dắt đội nhóm tốt.

Như phân tích ở bên trên, CTV là những người làm việc tự do, thậm chí là mẹ bỉm sữa hoặc những bạn sinh viên làm thêm. Ở đây, ngụ ý của chúng tôi muốn nói những đối tượng này thông thường họ chưa có kỹ năng chuyên ngành về bán hàng, thậm chí là chưa biết cách tìm nguồn khách hàng ở đâu cho phù hợp,v.v...

Vì vậy, họ rất cần được team leader đào tạo và training kiến thức, cũng như những kỹ năng chuyên ngành để họ có thể trang bị kiến thức cho bản thân và bắt đầu bán hàng hoặc xây dựng một hệ thống bán hàng của riêng họ. Nếu như bạn là một leader, nhưng đến cả bản thân bạn cũng không có kỹ năng chuyên môn cũng như khả năng bán hàng, thì để dẫn dắt một đội nhóm đi bán hàng chắc hẳn là điều không thể...

b. Sự cam kết hỗ trợ.

Thật dễ dàng để chúng ta nhìn thấy, một trong những điều kiện cần có của 1 leader trong suốt quá trình vận hành bộ máy Cộng tác viên của mình đó là sự cam kết hỗ trợ. Sẽ chẳng một ai cảm thấy thích, hài lòng và tự tin đi bán hàng khi leader của mình không cam kết hỗ trợ vào những trường hợp Khách hàng muốn tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm/dịch vụ,.v.v...

Bởi lẽ, leader là những người mang sản phẩm/dịch vụ về cho hệ thống của mình. Vì vậy, để một đội nhóm ngày càng phát triển thì không thể thiếu đi vai trò hỗ trợ của những người đầu tàu. Sự cam kết hỗ trợ lâu dài từ leader là rất quan trọng, để giúp cộng tác viên tạo niềm tin và tín nhiệm.

c. Nền tảng thương hiệu cá nhân (THCN) đạt chuẩn, uy tín.

Để phát triển mô hình Cộng Tác Viên, thương hiệu cá nhân uy tín là rất cần thiết. Một thương hiệu cá nhân đáng tin cậy giúp xây dựng niềm tin và tạo sự tín nhiệm với khách hàng của bạn. Điều này rất quan trọng trong việc thu hút và giữ chân khách hàng tiềm năng, đồng thời nó cũng giúp bạn nổi bật giữa đám đông các cộng tác viên khác.

Các doanh nghiệp và tổ chức hiện nay đang tìm kiếm các cộng tác viên có thương hiệu cá nhân uy tín để hợp tác. Vị trí cộng tác viên là một vị trí việc làm phổ biến trong các tổ chức và doanh nghiệp. Tại Tập Đoàn Thế Giới Di Động, việc mở tuyển cộng tác viên cũng đang được tiến hành.

Thế Giới Di Động tuyển dụng Cộng Tác Viên
Ảnh: Đội ngũ nhân viên của Tập đoàn TGDĐ


Cộng tác viên thường được xem là vị trí làm việc không chính thức trong cấu trúc hoạt động của doanh nghiệp hoặc tổ chức. Họ là những người làm việc tự do và độc lập. Điều này đòi hỏi họ phải có thương hiệu cá nhân mạnh mẽ và uy tín để thu hút được sự quan tâm và tín nhiệm của khách hàng.

Vì vậy, để phát triển mô hình cộng tác viên thành công, bạn cần tập trung vào việc xây dựng một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ và đáng tin cậy. Bạn có thể bắt đầu từ việc xác định giá trị cá nhân của mình và tìm cách phát triển nó để thu hút và giữ chân khách hàng tiềm năng.


II. Giải pháp khắc phục.

1, Chiến lược Phát triển:

Như ở trên, chúng tôi đã phân tích cho Quý Anh/Chị nắm rõ được những lý do vì sao chúng ta nên chọn mô hình CTV để phát triển công việc làm ăn kinh doanh của mình. Câu hỏi mà Anh/Chị có thể đặt ra tiếp theo là: Làm thế nào để xây dựng và bắt đầu phát triển mô hình Cộng tác viên?

Với nhiều năm kinh nghiệm làm nghề trong lĩnh vực marketing online cũng như định hướng cho nhiều người cơ hội tăng trưởng doanh thu của mình, Hoàng Quân Agency đã đúc kết được một quy trình tiêu chuẩn để mọi người tham khảo dưới đây:

Định hướng phát triển mô hình Cộng tác viên
Định hướng phát triển mô hình Cộng tác viên

Theo như mô hình phân tích ở trên, thì chúng tôi khuyến khích Quý Anh/Chị nên chia mô hình CTV làm 2 nhánh nhỏ: Bán Lẻ & Bán Sỉ.
  • Bán Lẻ: Tại đây Quý Ạnh/Chị có thể áp dụng & đưa ra một số chính sách ưu đãi như: Không cần bỏ vốn; Không nhập hàng; Chiết khấu thêm; Cung cấp tài nguyên (bài đăng, hình ảnh, video sản phẩm,v.v...) để cho đội ngũ Cộng tác viên có những mẫu bài đăng và bắt đầu đăng tải chúng trên những nền tảng mạng xã hội để bắt đầu bán hàng & kiếm tiền.
  • Bán Sỉ: Tại đây, Quý Anh/Chị có thể đưa thêm một số chính sách Đặc Quyền như: Được hỗ trợ, Training chuyên sâu hàng tuần; Nhận được mức giá ưu đãi sâu; Được hỗ trợ thiết kế, xây dựng & PR nền tảng cá nhân,.v.v...
Và Quý Anh/Chị cũng có thể dễ dàng nhìn ra, lý do vì sao Bán Sỉ lại được nhiều ưu đãi hơn như thế? Đơn giản thôi, tất cả chỉ là mô hình phễu nhằm kích thích, khuyến khích CTV Bán Lẻ sẽ đăng ký sang nhằm gắn kết hệ thống đội nhóm lâu dài.

2, Chiến lược Xây dựng:

a. Chuẩn bị Profile:

Một trong những điều kiện cần có trước khi phát triển mô hình CTV là Profile uy tín, chuyên nghiệp. Vậy, làm thế nào để  Profile của bạn trở nên uy tín và chuyên nghiệp hơn? Dưới đây chúng tôi đã nghiên cứu và thiết kế lên được 1 quy trình chung để hỗ trợ cho Anh/Chị có thể dễ dàng hình dung hơn:

Hướng dẫn Xây dựng "Thương Hiệu Cá Nhân" đúng cách
Cách  Xây dựng THCN đạt chuẩn, uy tín trên MXH

Điệu kiện đầu tiên dễ nhận thấy, nhưng hầu hết mọi người đều không để ý và thường bỏ qua đó chính là thông tin trên trang cá nhân phải được tối ưu & cập nhật đầy đủ. 

**Ví dụ
  • - Avatar chính chủ, sắc nét & rõ ràng
  • - Ảnh bìa mô tả ngắn hoặc giới thiệu khái quát về doanh nghiệp/công việc của bạn.
  • - Profile có thể cập nhật ngắn giới thiệu về bản thân như trường học, link báo chí truyền thông,v.v...
Tiếp theo đến phần Nội Dung đăng trên tường cá nhân, chúng tôi khuyến nghị Quý Anh/Chị phân bổ & triển khai theo mô hình 5 -3 - 2 (như ảnh trên), cụ thể:

  • - 50% Nội dung mang tính cá nhân hóa: Những bài đăng thuộc chủ đề này Quý Anh/Chị có thể hình dung đơn giản đó chính là những hình ảnh/videos ngắn của bản thân hoặc gia đình của Anh/Chị. Cũng dễ dàng để giải thích do đâu Hoàng Quân Agency lại khuyến nghị như vậy - Theo trải nghiệm & nghiên cứu thì đa số các nền tảng MXH sẽ ưu tiên việc này nhằm mục đích giữ chân của người dùng ở lại sử dụng nền tảng của họ lâu hơn với thuật toán tương tác.

  • - 30% Nội dung mang tính Thương hiệu: Để bán được hàng thì không thể thiếu những câu chuyện (Story telling), hình ảnh về thương hiệu của mình. Ở đây, cũng dựa trên sự nghiên cứu và phân tích dữ liệu nền tảng, chúng tôi khuyến nghị Quý Anh/Chị nên kể những câu chuyện Story Telling  trong quá trình bán hàng, khâu chăm sóc khách hàng,.v.v... để gia tăng sự uy tín (Doanh nghiệp không có Khách hàng là một doanh nghiệp chết).

  • - 20% Nội dung bài đăng share về Thành tựu, Kết quả đạt được: Anh/Chị có thể share cap màn hình doanh thu hoặc có thể share về một buổi ký kết hợp đồng thành công của mình hoặc những thành viên trong đội nhóm của mình. Những hình ảnh/videos như thế này, lại một lần nữa sẽ có vai trò khẳng định lại vị thế và độ uy tín của Quý Anh/Chị trong mắt Đối tác & Khách hàng.

Ngoài những điều trên, để bài viết tiếp cận được nhiều người hơn thì Anh/Chị nên tối ưu từng bài viết bằng cách thêm các cụm từ mang tính chất viral hoặc có thể sử dụng thêm một số #Hashtag ở cuối mỗi bài viết của mình.

Trên đây là một số định hướng, phân tích dưới góc độ cá nhân của chúng tôi về việc Làm thế nào để xây dựng được một đội nhóm CTV bán hàng chuyên nghiệp. Ở bài viết sau, Hoàng Quân Agency sẽ hướng dẫn Quý Anh/Chị cách tìm nguồn Khách hàng cũng như cách tiếp cận Khách hàng như thế nào cho hiệu quả... Cùng chờ đón nhé.!

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn