Trên con đường thành công, bạn không thể chỉ làm việc một mình. Nhân viên của bạn chứa những năng lực tiềm tàng to lớn. Vậy bạn phải làm thế nào để khơi dậy sức mạnh ẩn sâu bên trong họ? Dưới đây là 9 yếu tố sống còn mà Hoàng Quân Agency đã tổng hợp được, mời bạn cùng đọc tham khảo.
1. Tạo điều kiện để nhân viên cống hiến.
Tập thể kém cỏi sẽ giành hết công lao cho những người đứng đầu, tổ chức xuất sắc sẽ chia sẻ thành công với tất cả thành viên. Khi nhân viên có đóng góp cho công ty, hãy để mọi người biết về điều đó. Khuyến khích những đóng góp hiệu quả bằng cách để họ thấy nỗ lực của mình được đánh giá cao như thế nào.
2. Thiết lập tiêu chuẩn chuẩn mực.
Thiết lập các tiêu chuẩn chuẩn mực trong giao tiếp, hiệu suất làm việc và tính chuyên nghiệp trong tổ chức. Nếu những tiêu chuẩn này không được đáp ứng, hãy làm việc với nhân viên của bạn để tìm ra cách khắc phục - Xác định vấn đề và tập trung vào những phương pháp giải quyết khả thi!
3. Giao tiếp, giao tiếp và giao tiếp.
Luôn luôn sử dụng giao tiếp như một công cụ để truyền cảm hứng và tạo động lực cho nhân viên, cũng như để chỉ đạo và giải quyết vấn đề. Chỉ có giao tiếp chuyên nghiệp mới tạo nên sự thấu hiểu và liên kết nhóm, và là yếu tố cốt lõi để nâng cao năng lực của toàn đội ngũ.
4. Giúp nhân viên phát triển.
Nhân viên là những người đi cùng ta tới thành công. Vì vậy, để đi nhanh hơn, nhất thiết phải cung cấp cho họ những công cụ, sự huấn luyện hiệu quả để đáp ứng và vượt qua tiêu chuẩn cao, đồng thời khuyến khích điểm mạnh và tạo cho họ động lực thiết thực.
5. Áp dụng các điểm mạnh cá nhân vào mục đích chung.
Khi nhân viên nhận thức được ưu điểm, họ sẽ tự động làm việc năng suất cao hơn 7,8%. Và nếu một đội ngũ nhận thức điểm mạnh của họ thì năng suất cả nhóm sẽ cao hơn 12,5%.
Việc giúp nhân viên hiểu được thế mạnh của nhau trong tổ chức, việc làm này không chỉ xây dựng hình ảnh mạnh mẽ chuyên nghiệp cho doanh nghiệp mà còn nâng cao khả năng nghiệp vụ của đội ngũ. Với mỗi nhiệm vụ, bạn nên bố trí vị trí phù hợp với từng nhân tố nhằm tận dụng tối đa điểm mạnh và tạo điều kiện cải thiện điểm yếu của từng cá nhân.
6. Đào tạo sức mạnh.
Doanh nghiệp nên đầu tư các khóa học giúp nhân viên trau dồi kỹ năng cũng như tối ưu hóa sức mạnh làm việc. Người làm nhân sự giống như chiếc “cầu nối” giữa nhân viên và doanh nghiệp để hỗ trợ, giải đáp cũng như giải quyết những vấn đề nếu có.
7. Xem xét “đào tạo chéo”.
“Đào tạo chéo” bằng việc kết hợp giữa nhân viên mạnh với nhân viên đang cải thiện trong phạm vi bộ phận tương ứng. Việc “đào tạo” tưởng đơn giản nhưng lại đem về kết quả rất tốt bởi không tốn nhiều chi phí, thời gian mà còn tăng cường sự đoàn kết, giao tiếp và dễ dàng chia sẻ những yếu điểm để cùng nhau tốt hơn.
8. Trao quyền.
Hãy để nhân viên tự quyết định, tự trách nhiệm trong công việc. Họ sẽ chủ động và kiểm soát tốt hơn khi nhận sự tin tưởng của doanh nghiệp. Đừng ép buộc mà hãy phát triển sức mạnh nhân viên bằng sự tin tưởng và động lực. Nếu người nhân viên không có yếu tố này thì họ không có giá trị để đầu tư.
9. Xây dựng một văn hóa doanh nghiệp “sạch”.
Hãy chắc chắn rằng nhân viên của bạn cảm thấy họ là một phần đặc biệt của tổ chức và những nỗ lực của họ được đánh giá cao. Tạo ra và duy trì môi trường thân thiết, một văn hóa doanh nghiệp - nơi mà mọi người làm việc vì bản thân họ muốn làm chứ không phải là bị bắt buộc phải làm.
Nguồn: Sưu tầm.