Chào các bạn, Hương trở lại rồi đây.
Ở bài viết trước, mình đã chia sẻ cho các bạn các vấn đề về pháp lý cho du học sinh nghề tại Đức và nhận về rất nhiều ý kiến đóng góp chia sẻ tích cực. Hương cảm thấy rất vui, vì đã giúp nhiều bạn có thêm thông tin cần thiết để chuẩn bị cho hành trình du học của mình.
Hôm nay, mình muốn chia sẻ thêm cho các bạn về việc khởi nghiệp tại Đức - một bước đi đầy hứa hẹn dành cho du học sinh nghề chúng ta.
Thực ra, khi đặt chân đến Đức mình đã thực sự không biết là mình có cơ hội để bước sang con đường kinh doanh khởi nghiệp tại Đức và chỉ nghĩ sẽ làm công việc đã học ở trên trường suốt những năm tháng còn lại. Xong, sau quá trình sinh sống và học tập tìm hiểu về con người cuộc sống văn hóa ở đây, thì mình lại được chính nước Đức ấp ủ cho giấc mơ khởi nghiệp. Bạn có biết tại sao mình nói điều đó không?
Thứ nhất là mình đã có cả một quá trình 3 năm học thực hành 2 năm đi làm, và trong suốt quãng thời gian đó mình đã thực sự nghiêm túc học tiếng Đức - chìa khóa đầu tiên giúp cho việc khởi nghiệp thành công .
Thứ 2 trong quá trình học nghề tại Đức, mình đã mạnh dạn xin nhà trường cho phép đi làm thêm để được ra ngoài tiếp xúc với dân địa phương, tiếp cận với những văn hóa kinh doanh của người Đức. Mình đã mở rộng được rất nhiều mối quan hệ và chính từ việc làm thêm đó mà mình đã nắm rõ hơn các quy định pháp lý dành cho du học sinh nghề khi muốn kinh doanh tại Đức.
Thứ 3 điều tuyệt vời nhất ở Đức, là sau 5 năm học tập và sinh sống mình đã đủ điều kiện về trình độ tiếng Đức, bảo hiểm y tế và gom góp được 1 số vốn để chuẩn bị cho việc chuyển đổi visa để bắt đầu công cuộc khởi nghiệp của mình.
Không những thế, Đức là một đất nước có hệ thống pháp luật minh bạch, cơ sở hạ tầng hiện đại, chính phủ Đức luôn hỗ trợ khởi nghiệp cho tất cả những du học nghề đủ điều kiện. Đó chính là môi trường rất thuận lợi cho việc khởi nghiệp của mỗi chúng ta. Đức còn là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới với nhu cầu cao về các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo, thị trường rộng mở, song song với việc có rất nhiều tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp cho người nước ngoài tạo cơ hội kết nối và học hỏi kinh nghiệm cho chúng ta.
Lộ trình học tập của mỗi học sinh nghề tại đức về cơ bản đều giống nhau, mỗi chúng ta đều có từ 3 đến 5 năm để trang bị những kiến thức, kỹ năng thực tế, nó chính là nền tảng vững chắc cho việc khởi nghiệp.
Vậy thì những cơ sở ở trên đã cho bạn thấy bạn nên tự tin khi tiếp tục cuộc hành trình của mình tại Đức bằng việc khởi nghiệp thay vì làm một công việc làm công ăn lương không?
“Tuổi trẻ của chúng ta hãy sống một lần cho xứng đáng! “
Trước khi khởi nghiệp có một số quy định bắt buộc mà bạn nên lưu ý
1/ Hiểu biết về hệ thống pháp luật bao gồm: đăng ký kinh doanh, thuế và quy định lao động.
2/ Thị trường Đức rất cạnh tranh vì vậy bạn cần có những sản phẩm ,dịch vụ độc đáo và chiến lược marketing hiệu quả và đáp ứng nhu cầu thị trường. Chúng ta cần nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng để xác định đối tượng khách hàng, đối thủ cạnh tranh và cơ hội kinh doanh. Cuối cùng là phải có một bản dự báo tài chính chi tiết bao gồm dự báo doanh thu, chi phí và dòng tiền .
3/ Nguồn vốn:
Đây là vấn đề mà hầu hết tất cả những du học sinh nghề đều quan tâm trước khi khởi nghiệp. Nguồn vốn của chúng ta có thể đến từ rất nhiều nơi, từ những khoản tiết kiệm cá nhân, vay vốn ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính , tìm kiếm các nhà đầu tư. Ngoài ra, ở Đức còn có các chương trình hỗ trợ - chính phủ Đức và các tổ chức phi chính phủ cung cấp nhiều chương trình hỗ trợ tài chính và tư vấn cho các startup.
4/ Kết nối với cộng đồng khởi nghiệp: Tham gia các sự kiện, hội thảo, và các nhóm trên mạng xã hội để kết nối với những người có cùng chí hướng.
Ngoài ra, bạn có thể tự tìm kiếm các mentor người có thể chia sẻ kinh nghiệm, mở rộng mạng lưới, tư vấn chuyên môn , cố vấn kinh doanh, bên cạnh động viên và hỗ trợ bạn vượt qua khó khăn.
Khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp tại Đức nói riêng, là một quá trình dài và khó khăn, bạn cần có sự kiên trì và quyết tâm. Hãy chủ động tìm kiếm thông tin và hỏi những người đi trước có kinh nghiệm. Việc xây dựng một mạng lưới vững chắc sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn và được đạt được thành công khi khởi nghiệp. Khi bước chân vào khởi nghiệp bạn nên không ngừng học hỏi và cập nhật kiến thức liên tục để có thể theo kịp các sự thay đổi của pháp lý và thị trường. Việc học hỏi không bao giờ là muộn. Hãy biến việc học thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống khởi nghiệp của bạn!
Chính phủ Đức cùng với các tổ chức tư nhân đã tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp sôi động, với nhiều chương trình hỗ trợ đa dạng.
Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp tiêu biểu ở Đức
1. Chương trình EXIST
2. Chương trình Start-up Visa
3. Các vườn ươm và tăng tốc:
* Ví dụ: TechFounders, RocketSpace, UnternehmerTUM.
4. Các chương trình hỗ trợ từ các tổ chức tư nhân
Ví dụ: Các tổ chức như Fraunhofer, Max Planck Society.
Cách tìm kiếm các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp
- Tìm kiếm trên internet: Sử dụng các từ khóa như "startup funding Germany", "incubators in Germany".
- Liên hệ với các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp: Các vườn ươm, tăng tốc, và các hiệp hội doanh nghiệp.
- Tham gia các sự kiện khởi nghiệp: Các hội thảo, hội nghị, và các sự kiện khác liên quan đến khởi nghiệp.
- Kết nối với các doanh nhân khác: Hỏi ý kiến của những người đã khởi nghiệp tại Đức.
Đức là một mảnh đất màu mỡ cho những ý tưởng sáng tạo. Các bạn du học sinh nghề, với kiến thức chuyên môn và sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, hoàn toàn có thể tạo nên những đột phá. Hãy nhớ rằng, 'Khởi nghiệp là một cuộc hành trình, không phải một điểm đến'. Vậy còn chần chừ gì nữa, hãy bắt đầu ngay từ hôm nay! Và đừng quên, Hương luôn sẵn sàng đồng hành cùng các bạn trên con đường chinh phục ước mơ."
Chúc cho chúng ta khởi nghiệp thành công !
Nguồn: Hương
- Đăng ký thông tin tại đây: https://forms.gle/7BNYiHNZktwrKZGe8